Trungtamtienghan’s blog

https://ngoainguhanoi.com/trung-tam-day-tieng-han-chat-luong-tai-ha-noi.html

Ngữ pháp cơ bản trong tiếng Hàn – phần 5

Các bạn ơi, ngữ pháp mình đã chia sẻ với các bạn 4 phần rồi nhỉ, các bạn đã luyện tập và nắm chắc được các phần đó chưa. Mình chuẩn bị chia sẻ với các bạn ngữ pháp cơ bản trong tiếng Hàn - phần 5 này, hãy xem và lưu lại về học tập chăm chỉ nhé.

Đọc thêm:

>>Ngữ pháp cơ bản trong tiếng Hàn phần 4.

>>Học tiếng Hàn với giáo viên Hàn Quốc có thực sự tốt hay không.

Các bạn có nhu cầu học tiếng Hàn, hãy xem chi tiết khóa học đào tạo tiếng Hàn từ cơ bản đến biên phiên dịch tại:

https://ngoainguhanoi.com/trung-tam-day-tieng-han-chat-luong-tai-ha-noi.html.


                                 Ngữ pháp cơ bản trong tiếng Hàn – phần 5

1. ㅡ겠ㅡ

ㅡ겠ㅡ gắn vào sau thân động từ, để thể hiện ý định thực hiện một hành động nào đó. Có nghĩa trong tiếng Việt là ‘sẽ’. Được sử dụng khi biểu hiện ý định của người nói, ngôi thứ nhất và cũng được sử dụng trong câu hỏi khi hỏi ý định của người nghe ngôi thứ hai.

Ví dụ:

저는 콜라를 마시겠어요.  Tôi sẽ uống Cocacola

저는  비밤을  벅셌습니다.  Tôi sẽ ăn cơm trộn.

, 무엇을 드시겠어요?  Anh An, anh sẽ ăn món gì ạ?

 

2.  ㅡ 지 않다

ㅡ지 않다 gắn vào sau thân động từ hoặc tính từ, để biểu hiện dạng câu phủ định. Có nghĩa trong tiếng Việt là ‘không’.

Ví dụ:

주말에는 바쁘지 않아요.  Cuối tuần tôi không bận.

케이크는 달지 않습니다.  Cái bánh này không ngọt.

저는 김치를 먹지 않습니다.  Tôi không ăn kim chi.

 

3. ㅡ()세요

()세요 gắn vào sau thân động từ, để thực hiện sự yêu cầu. ㅡ세요 gắn vào sau thân động từ kết thúc bằng nguyên âm, ㅡ으세요 gắn vào sau thân động từ kết thúc bằng phụ âm. Có nghĩa trong tiếng Việt là ‘hãy, vui lòng, xin mời’.

Ví dụ:

우유를 주세요.   Hãy cho tôi sữa.

여기에 앉으세요.  Hãy ngồi vào đây.

8시에 학교에 오세요.  Hãy đến trường lúc 8h.

 

4. (으)로

Gắn vào sau danh từ địa điểm để chỉ phương hướng, nếu danh từ có phụ âm cuối thì dùng 으로, nếu danh từ không có phụ âm cuối hoặc kết thúc bằng phụ âm cuối thì dùng .

Ví dụ:

위로 올라가세요. → Hãy đi lên trên.

왼 쪽으로 오세요. → Đi về hướng bên trái.

교실로 들어가세요. → Đi vào trong lớp.

 

5. ㅡ(으)ㄹ 래요

Trong quan hệ thân mật thì dùng cấu trúc này để hỏi về ý định hoặc đề nghị ai một điều gì đó. Những động từ có phụ âm cuối thì dùng ㅡ을래요, những động từ không có phụ âm cuối hay có phụ âm cuối là thì dùng ㅡ ㄹ래요.

Ví dụ:

A. 남 씨, 비빔밥 먹을래요? → A. Anh Nam, chúng ta ăn cơm trộn được chứ?
B. 네, 좋아요.  → B. Vâng, được đấy.

 

A. 남씨, 우리 오늘 영화 볼래요? → A. Anh Nam, hôm nay cùng đi xem phim được chứ.
B. 네, 좋아요.  → B. Vâng, được đấy.

 

6. 도 cũng

Gắn vào sau danh từ, tương đương với nghĩa trong tiếng Việt là ‘cũng’.

Ví dụ:

교실에 책상이 있습니다. 의자도 있습니다.

→ Trong phòng có bàn học. Cũng có ghế nữa.

저는 한국어를 공부합니다. 제 친구도 한국어를 공부합니다.

→ Tôi học tiếng Hàn. Bạn tôi cũng học tiếng Hàn.

A. 무슨 음식을 좋아해요? → A. Bạn thích món ăn gì?
B. 저는 김밥을 좋아해요. 불고기도 좋아해요. → B. Tôi thích món kimbap. Tôi cũng thích cả món bulgogi.

Vậy là mình lại chia sẻ với các bạn ngữ pháp cơ bản trong tiếng Hàn nữa rồi, các bạn nhớ lưu về học và chia sẻ với những người bạn của mình cùng học nhé. Chúc các bạn sớm chinh phục được ngôn ngữ này nhé.

                                                       Nguồn bài viết: trungtamtienghan.hatenablog.com.